Cực Hot: Kết cấu móng băng nhà 2 tầng đẹp chất lượng đảm bảo an toàn


Móng băng được nhắc đến trong thi công xây dựng rất nhiều và kết cấu móng băng nhà 2 tầng như thế nào, quá trình thi công xây dựng ra sao cũng như các tiêu chuẩn thiết kế kế cấu móng băng … hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để đảm bảo lựa chọn móng nhà phù hợp cũng như đảm bảo chất lượng của ngôi nhà nhé.

Có thể bạn quan tâm

Móng băng là gì ?

Móng băng là một trong những loại móng thường có kết cấu một trải dài, có thể độc lập ( hay giao nhau theo hình chữ thập), được sử dụng để đỡ toàn bộ kết cấu của tòa nhà. Các loại móng băng được sử dụng trong nhà 2 tầng có thể là móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp.

Bạn Đang Xem: Kết cấu móng băng nhà 2 tầng đẹp chất lượng đảm bảo an toàn

Tùy thuộc vào địa hình, diện tích cũng như độ cứng, độ lún của đất mà chúng ta có thể sử dụng loại móng nào phù hợp nhằm đảm bảo độ an toàn cho công trình nhất định.

Móng băng được xem là một trong những loại móng được ưu tiên sử dụng trong những công trình kiến trúc nhà biệt thự 2 tầng so với các loại móng khác như móng cọc, móng bè… bởi lẽ móng băng có biện pháp thi công khá đơn giản, đội lún đều tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên để quyết định lựa chọn móng nào phù hợp bạn cần sự tư vấn của kiến trúc sư, kỹ sư hay những người có chuyên môn nhất định. Tham khảo thêm bài viết các loại móng nhà để biết thêm nhiều loại móng nhé.

kết cấu móng băng nhà 2 tầng 1

Ưu & nhược điểm của móng băng

Cũng như các loại móng nhà 2 tầng khác nhu móng đơn, móng bè thì kết cấu móng băng nhà 2 tầng cũng có những ưu nhược điểm nhất định. Dưới đây chúng tôi đưa ra để bạn đọc dễ dàng nắm được.

Ưu điểm

Hỗ trợ cho sự liên kết giữa tường và cột chắc chắn hơn theo phương thẳng đứng. Hạn chế được hiện tượng lún lệch giữa các cột.

  • Giảm áp lực tại vị trí đáy móng hiệu quả.
  • Truyền tải trọng của công trình xuống nền đất được đều và ổn định hơn.
  • Có thể áp dụng tại một số nơi có địa chất xấu, tính ổn định kém.
  • Biện pháp thi công móng nhà 2 tầng khá đơn giản, tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm

  • Chiều sau của móng băng nhỏ nên có tính ổn định, chống lật, chống trượt của móng kém
  • Lớp đắt bề mặt có sức chịu tải kém phần nào đó làm ảnh hưởng đến sức chịu tải chung của nền móng.
  • Người ta không sử dụng móng băng trên các nền đất có địa hình xấu, yếu, nhiều bùn hay không ổn định.

Bản vẽ móng băng nhà 2 tầng

So với móng băng nhà 1 tầng thì bản vẽ kết cấu móng băng nhà 2 tầng yêu cầu kỹ thuật cao hơn và tỉ mỉ hơn gồm lớp bê tông, bản móng…. nhờ vào sự liên kết này tạo nên một hệ thống móng vững chắc và đúng quy trình. Dưới đây là bản vẽ mà bạn có thể tham khảo.

bản vẽ kết cấu móng băng nhà 2 tầng 1

bản vẽ kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Cách tính tiêu chuẩn của móng băng nhà 2 tầng

Móng băng nhà 2 tầng là loại móng có chiều dài gấp nhiều lần so với chiều rộng. Nó thường được dùng ở phần dưới tường hoặc dưới cột. Tương ứng với những cấu tạo này, các kiến trúc sư đã thiết kế xây dựng bản vẽ móng thiết kế nhà biệt thự đẹp 2 tầng theo những cách tính tiêu chuẩn khác nhau.

Tiêu chuẩn kích thước bản vẽ móng băng

Xem Thêm : Các mẫu thiết kế cầu thang dọc theo nhà ống đẹp rụng rời

Tiêu chuẩn kích thước trong bản bản vẽ móng băng nhà 2 tầng được đưa ra nhằm đảm bảo tối đa sự an toàn chất lượng cho toàn bộ công trình. Theo đóL

  • Kích thước móng phổ thông tiêu chuẩn sẽ là: (900-1200) x 350 (mm). Trong đó thép của móng phổ thông phải đạt kích thước là Φ12a150.
  • Kích thước dầm móng phổ thông sẽ là: 300 x (500-700) (mm). Và thép dầm móng phải đạt 6Φ(18-22) với thép dọc; Φ8a150 với thép đai.
  • Đối với những dự án xây dựng nhà 2 tầng trở lên, thì các kiến trúc sư thường chọn chiều cao dầm móng chiếm 1/10 chiều dài của nhịp lớn nhất.

kết cấu móng băng nhà 2 tầng 3

Tiêu chuẩn khoảng cách bố trí cột dầm, móng, đai thép trong bản vẽ móng băng

Tiêu chuẩn khoảng cách bố trí cột dầm, móng, đai thép trong bản vẽ móng băng nhà 2 tầng sẽ được tính toán bằng chính khoảng hở thông thủy của công trình. Theo đó các giá trị này sẽ không được nhỏ hơn trị số lớn và nhỏ hơn đường kính cốt thép. Để thỏa mãn những yếu tố trên thì việc bố trí cốt thép thường được quy định tiêu chuẩn như sau:

  • Khoảng hở phần cốt thép đặt dưới phải bằng 25mm
  • Khoảng hở phần cốt thép đặt trên phải bằng 30mm
  • Trường hợp cốt thép được đặt thành hai hàng thì hai phần phía trên sẽ cách nhau 50mm.
  • Trường hợp thi công bằng đầm dùi thì khoảng hở phía trên phải đút lọt đầm dùi.
  • Khoảng cách giữa dầm sàn và dầm khung phải đảm bảo tạo thành góc vuông.

kết cấu móng băng nhà 2 tầng 4

Tiêu chuẩn về các thông số kỹ thuật vật liệu, nguyên liệu

Một trong những tiêu chuẩn quan trọng nữa đó là tiêu chuẩn về các thông số kỹ thuật vật liệu và nguyên liệu móng băng nhà 2 tầng theo đó:

  • Đối với vật liệu xây dựng cốt thép được sử dụng trong quá trình làm móng băng. Thì phần tiết diện bị giảm trong quá trình làm sạch hoặc vận chuyển phải đảm bảo không vượt quá giới hạn cho phép. Chỉ số tiết diện giới hạn cho phép là 2% đường kính.
  • Cốt thép trước khi đưa vào thi công phải được cố định trước bằng chân chó hoặc cục kê bê tông. Khoảng cách của chân chó hoặc cục kê bê tông phải cách nhau theo một tỷ lệ nhất định. Nhằm hạn chế sự xê dịch trong quá trình thi công công trình.
  • Ván khuôn thi công bê tông phải đảm bảo vững chắc, có độ dày và khả năng chịu lực đạt chuẩn. Không bị biến dạng do sự thay đổi trọng lượng của bê tông.
  • Phần bê tông được trộn phải có tỷ lệ chuẩn, sạch sẽ và không dính tạp chất nhằm đảm bảo chất lượng.

Dự trù vật liệu xây nhà

Quy trình thi công móng băng nhà 2 tầng

Để có được một kết cấu móng băng nhà 2 tầng hoàn chỉnh đảm bảo chất lượng, chắc chắn an toàn thì ngoài việc lựa chọn vật liệu đúng số lượng, chất lượng thì quá trình thi công cần tuân thủ theo nguyên tắc không bỏ qua một giai đoạn nào.

Giải phóng, san lấp mặt bằng

  • Đây là một trong những giai đoạn đầu tiên và chiếm vài trò rất quan trọng trong quy trình làm móng băng cho nhà 2 tầng. Trong bước này chủ nhà hoặc đội thợ thi công sẽ dọn dẹp thật sạch sẽ khu vực làm móng nhà.
  • Tiếp đến là công tác san lấp mặt bằng và công tác đất để thuận tiện cho công trình thi công đổ móng tiếp theo. Tùy thuộc vào đặc điểm địa hình và đặc điểm công trình mà độ sâu móng sẽ thay đổi khác nhau cho phù hợp nhất định.
  • Công tác chuẩn bị vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng cũng được chuẩn bị về số lượng lẫn chất lượng.
  • Các phương tiện máy móc, thiết bị thi công cũng cần được chuẩn bị ổn thỏa để đảm bảo tiến độ quá trình thi công.

thi công biệt thự vườn 2 tầng mái thái 2

Công tác cốt thép

Trong quá trình chuẩn bị cốt thép, thợ thi công sẽ tiến hành gia công thép, uốn nắn thép nhằm đảm bảo các yêu cầu về những thông số kỹ thuật. Đông thời chọn những loại thếp đủ tiêu chuẩn về độ dẻo dai, vững chắc.Thép có bề mặt sạch, không bị gỉ sét và đủ tiến diện để đưa vào thi công móng băng nhà 2 tầng.

Theo kinh nghiệm thi công xây dựng thì thép được gia công bởi các bước sau đây:

  • Gia công thép theo đúng yêu cầu kĩ thuật
  • Lót gạch hoặc bê tông để tạo khoảng trống với phần đất nền móng.
  • Đặt các bản kê lên phía trên bê tông (gạch) lót.
  • Đặt thép móng băng
  • Đặt thép dầm móng
  • Đặt thép chờ cột

Bên cạnh đó, các mối hàn nối các mối buộc thép cũng phải đạt đủ các tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật. Cụ thể, các mối hàn nối phải >= 10d, còn các mối buộc phải >= 30d. Trong đó d là đường kính của thép. Để đảm bảo chất lượng tốt cho công trình của gia đình, bạn nên chọn mua cốt thép ở những đơn vị cung cấp uy tín, tin cậy.

Xem Thêm : 10 Mẫu Bản Vẽ Biệt Thự 1 Tầng 3 Phòng Ngủ Hiện Đại

thi công biệt thự vườn 2 tầng mái thái 9

Công tác cốp pha

Cốp pha là thứ quyết định trực tiếp đến tiến độ bền chắc của toàn bộ công trình nhà 2 tầng vì thế quá trình chuẩn bị phải đảm bảo nghiêm túc, cẩn thận để đảm bảo không gian kiến trúc nhà đẹp.

  • Cốp pha phải đạt đủ chất lượng và còn nguyên vẹn, chắc chắn không bị mục nát. Các thành gỗ chống cần phải có độ dày tối thiểu là 4cm để đảm bảo an toàn.
  • Đặc biệt trước khi sử dụng cây chống, mật độ cây chống phải được tính toán cẩn thận và tỉ mỉ. Để tránh tình trạng xê dịch, gây mất an toàn trong quá trình thi công thực tế.
  • Lắp đặt hệ thống ván khuôn cho quá trình đổ bê tông nền móng, ván khuôn được lựa chọn phải phù hợp với từng loại móng và đảm bảo kỹ thuật trong quá trình thi công.
  • Tim móng, cột phải luôn được định vị và xác định được cao độ.
  • Tránh việc bị bung ván khuôn khi đang đổ bê tông, ván khuôn phải thiết kế chịu lực khi dầm sàn bằng máy.

Công tác đổ bê tông

Sau khi chuẩn bị đầy đủ cốt thép và cốp pha, quy trình đổ móng nhà 2 tầng sẽ được thực hiện. Đây được xem là bước cuối cúng cũng như là bước quan trong nhất trong quy trình thi công móng băng nhà 2 tầng. Quy trình đổ móng phải được trộn đúng quy cách thời gian, đảm bảo về chất lượng lẫn số lượng.

  • Các vật liệu như Đá, Cát, Sỏi dùng để trộn bê tông phải đảm bảo có chọn lọc, đúng kích cỡ hạt cho chất lượng bê tông được ra tốt hơn và không có bóng hay lỗ rỗng bê tông thành phẩm.
  • Trong quá trình đổ móng, nên đổ từ xa đến gần. Nên sử dụng cây bắc sàn qua hố móng để tránh trường hợp đứng trực tiếp trên thành cốp pha. Làm sai lệch vị trí đổ móng đã được xác định từ trước
  • Sau khi đổ bê tông cần nhanh chóng sử dụng các loại đầm bàn, đầm dùi để nén bê tông cho bê tông không bị chảy và chắc.
  • Trong quá trình thi công móng nhà cần tránh để cho hố móng bê tông bị ngập nước. Bê tông ngập nước làm giảm chi tiêu chất lượng, làm giảm tính liên kết của vữa, xi măng giảm sút nghiệm trọng.
  • Khi thi công xong phải thường xuyên giám sát che chắn kỹ càng, kiểm tra các góc nối cốp pha xem có bong nứt hay không. Nếu có phải xử lý ngay nếu không hình dạng của móng sẽ bị biến dạng, sai kinh thước phần nào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kết cấu móng băng nhà 2 tầng.

kết cấu móng băng nhà 3 tầng 7

Những lưu ý khi thi công móng nhà 2 tầng

Một ngôi nhà có chắc chắn, vững bền hay không phụ thuộc vào móng nhà vì thế việc thi công xây dựng móng nhà 2 tầng rất quan trọng vì thế trong quá trình thi công bạn cần những lưu ý sau đây để đảm bảo có một ngôi nhà “an toàn” đúng nghĩa.

Khảo sát địa chất kỹ càng

  • Trước khi tiến hành xây dựng nhà 2 tầng cần tiến hành khảo sát địa chất kỹ càng, trước tiên là đo đạc, trắc địa, định vị tim cọc cũng như lựa chọn đất để thi công phù hợp. Có thể thấy rằng mọi công đoạn thi công tính toán tải trọng đều căn cứ trên nền địa chất thực tế này.

Lựa chọn phương án thiết kế móng phù hợp

  • Có nhiều loại móng nhà 2 tần hiện nay như móng băng, móng bè, móng đơn… vì thế bạn cần tìm hiểu loại móng nhà nào phù hợp. Nếu như nền đất bình thường có thể lựa chọn móng bằng. Còn nếu đất nền cứng chắc khá tốt có thể sử dụng kết cấu móng đơn.
  • Còn ở những vị trí nền đất yếu như ao hồ, hay bị lún thì bắt buộc phải thiết kế kết cấu móng cọc cho công trình. Phương án thiết kế sẽ được tính toán sau khi khảo sát địa chất công trình cụ thể vào từng thời điểm xây dựng công trình cụ thể của mỗi gia đình.

Thi công tuân thủ theo thiết kế và vật liệu sử dụng

  • Quá trình thi công cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, thi công đúng như thiết kế để đảm bảo tải trọng cho kết cấu toàn bộ công trình.
  • Các vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, gạch, đá, cát sỏi cần được đảm bảo về chất lượng, số lượng nhằm đảm bảo tải trong bởi phần móng là phần tuy không nhìn thấy nhưng lại là phần góc rẻ quan trong nhất của một nhà đẹp.

Lựa chọn nhà thầu thi công uy tín chuyên nghiệp

  • Hiện nay trên thị trường có nhiều công ty thiết kế xây dựng cũng như nhà thầu phụ, thầu chính khác nhau vì thế cần nghiên cứu cũng như xem xét kỹ lưỡng để chọn đơn vị phù hợp. Các gia chủ không nên quá quan tâm đến giá cả mà bỏ qua kinh nghiệm cũng như uy tín của nhà thầu.
  • Bởi lẽ nếu lựa chọn nhà thầu không chuyên nghiệp, uy tín hay bán thầu, thi công không đảm bảo tiến độ… thì hậu quả khắc phục sẽ cao hơn và sẽ đội chi phí lên hơn rất nhiều.

Chi phí xây nhà 2 tầng

ự chuyên nghiệp của nhà thầu thể hiện ở số tuổi kinh nghiệm làm nghề và chất lượng trình độ của đội ngũ thi công. Các bạn không nên quá quan tâm đến giá cả mà bỏ qua kinh nghiệm cũng như uy tín của nhà thầu thi công trên thị trường. Nếu không mọi hậu quả sau này sẽ khó khắc phục và sẽ đội chi phí cải tạo, sửa chữa rất nhiều.

Kết luận: Hy vọng qua bài viết kết cấu móng băng nhà 2 tầng các gia chủ sẽ có thêm những kinh nghiệm trong việc thi công móng nhà 2 tầng qua đó cũng có thể lựa chọn được móng phù hợp và hơn cả là có thêm những kiến thức trong việc xây dựng nhà.

Xây nhà là một trong những công việc quan trọng và có tính phức tạp cao. Như bạn đã biết mới phần móng đã có nhiều yêu cầu cũng như thủ tục nhất định thì còn phần thiết kết, bố trí mặt bằng công năng, xây tường bao, mái… sẽ cần rất nhiều thứ vì thế nếu bạn là một người không có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà của thì tốt nhất nên chọn một công ty thiết kế xây dựng uy tín.

Công ty thiết kế xây dựng sở hữu kiến trúc sư, kỹ sư có kinh nhiệm cũng như đội ngũ thi công xây dựng có chuyên môn vì thế đưa ra những giải pháp phù hợp từ thiết kế tới thi công giúp gia chủ sở hữu được ngôi nhà 2 tầng đẹp về chất lượng, thẩm mỹ lẫn công năng, phong thủy.

ROMAN LUXURY hiểu rằng dù tiền ít hay nhiều, xây nhà lớn hay nhỏ, chúng ta đều mong muốn hướng về ngôi nhà sang trọng tiện nghi nhưng phải ấm áp, gần gũi, thân thương mà ở đó bạn cảm nhận được sự yêu thương với mức chí phí xây dựng hợp lý nhất. Vì thế hãy liên hệ tới hotline 0973.556.236 để được tư vấn miễn phí nhé.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Group Xây Dựng
Logo
Enable registration in settings - general